Ivy League – là thế giới ưu tú với nhiều đặc quyền cho nhân tài nhưng cũng có độ sàng lọc cực kỳ cao. Vì muốn bước chân vào nhóm 8 trường đại học “5 sao” này, không chỉ ở Mỹ mà ở hàng trăm quốc gia khác, nhiều bạn trẻ đang ra sức học tập và rèn luyện kỷ luật bản thân, thách thức giới hạn ưu tú của mình.
Học gì ở Ivy League?
Ivy League tập hợp những trường được cho là có lịch sử tồn tại và truyền thống giảng dạy lâu đời nhất nước Mỹ. Đứng đầu về phương diện này có thể kể đến Đại học Harvard, ra đời năm 1636, còn trường có thâm niên ngắn nhất – Đại học Cornell cũng đã được thành lập từ năm 1865. Đó là lý do mà Ivy League có điểm mạnh đặt ở những ngành truyền thống hơn là các ngành nghề mới của thời đại. Gia nhập cụm 8 trường ưu tú này, sinh viên sẽ được lựa chọn giữa các nhóm ngành: Luật, chính trị, Nghệ thuật, Cơ khí và Công nghệ, Y tế và Kinh doanh. Trong đó, luật và chính trị là 2 nhóm ngành được đào tạo chuyên sâu hơn cả. Hầu hết những ngành này đều có tuyển sinh quốc tế nên sinh viên du học Mỹ đều có thể ứng tuyển.

Để biết được chính xác tất cả các ngành đào tạo của từng trường, học viên cần truy cập website chính thức của ngôi trường mà mình quan tâm. Thường thì thông tin cụ thể về các chuyên ngành sẽ được đặt trong mục “Faculty” hay “Academic Programs”.
*Lưu ý: Nếu bạn có nguyện vọng đăng ký vào học một trường trong nhóm Ivy League, hãy tìm hiểu thông tin thật kỹ để có sự so sánh với tất cả các trường còn lại. Trên thực tế, mỗi trường sẽ được đánh giá cao hơn về một hay một vài chuyên ngành đào tạo. Bên cạnh đó, có trường đặt ở thành phố lớn trong khi trường khác lại xây dựng học xá ở thị trấn nhỏ… Dù là Ivy League đi chăng nữa cũng đừng “nhắm mắt chọn bừa”, vì điều này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến trải nghiệm du học lẫn giá trị của tấm bằng mà bạn sẽ nhận được trong tương lai.
Chất lượng khác biệt – chi phí khác biệt!
Với những đặc quyền dành cho giới ưu tú, học phí của các trường thuộc nhóm Ivy League luôn ở mức đắt đỏ. Nếu so với các trường trường đại học hàng đầu khác trên thế giới, chi phí du học Mỹ ở Ivy League còn cao hơn.
Mới đây, trang Bloomberg vừa đưa tin về việc tăng mức học phí của các trường Ivy League với mức điều chỉnh là 3.76% cho năm học 2015 - 2016. Theo đó, khóa học đắt nhất của Ivy League hiện đang có giá là 63,000 USD/năm.
Dưới đây là bảng so sánh mức chênh lệch học phí trung bình của trong hai niên học 2014 - 2015 và 2015 - 2016 của các trường thành viên:

Tuy nhiên, các trường này cũng rất hào phóng trong việc trao tặng học bổng cho những cá nhân suất sắc. Để để thu hút những “bộ óc siêu việt” từ khắp nơi đến nước Mỹ, họ đã thiết kế nhiều suất học bổng toàn phần cho cả 4 năm học cho chương trình cử nhân cho sinh viên quốc tế.
Về vấn đề học bổng, có một thông tin khá “ngược đời” với lịch sử ra đời của nhóm Ivy League nhưng lại có thật. Đó là các trường Ivy League thường không cấp học bổng dựa trên thành tích thể thao như các trường đại học khác ở Mỹ, dù mỗi đơn vị đều có hơn 30 câu lạc bộ thể thao riêng.
Cựu sinh viên Ivy League, họ là ai?
Quả thật không ngoa khi gọi Ivy League là lò đào tạo ra các thiên tài, tỷ phú và các nhà lãnh đạo kiệt xuất của thế giới. Bởi không chỉ một mà có cả một cơ số chính trị gia hàng đầu, doanh nhân giàu có và nghệ sỹ tài năng tốt nghiệp từ các trường thành viên Ivy League. Trong đó có Donald Trump (trường Kinh doanh Wharton – thuộc Đại học bang Pennsylvania), Toni Morrison (nhà văn da màu đầu tiên nhận giải Nobel Văn học) và Jeff Bezos (người lập nên Amazon, Princeton).
Đặc biệt, 4 vị Tổng thống gần đây nhất của Mỹ cũng đã từng theo học tại nhóm trường uy tín này. Đó lần lượt là Cựu Tổng thống George H.W. Bush (ĐH Yale), Cựu Tổng thống Bill Clinton (Trường Luật của Đại học Yale), Cựu Tổng thống George W. Bush (Đại học Yale & Trường Kinh doanh của Đại học Harvard) và Tổng thống đương nhiệm Barack Obama (Đại học Columbia, Trường Luật của Đại học Harvard). Do đó, các sinh viên của các trường thuộc nhóm Ivy League có nhiều cơ hội tạo dựng mạng lưới quan hệ với các nhà lãnh đạo kế nhiệm của thế giới.
![]() |
Tổng thống đương nhiệm của nước Mỹ Barack Obama và 3 đời Tổng thống trước ông đều tốt nghiệp từ Ivy League |
Bên cạnh đó, sinh viên Ivy League cũng là những “gương mặt thân quen” của các giải thưởng Nobel, đặc biệt là về lĩnh vực Kinh tế. Cụ thể, đứng đầu bảng là Đại học Havard với 153 giải, con số này đã mang đến kỷ lục trên toàn thế giới cho ngôi trường này. Tiếp đến là Đại học Columbia với 101 giải, Đại học Yale giữ 52 giải, Đại học Cornell đạt 45 giải, Đại học Princeton với 37 giải và cuối cùng giữ hạng 8 là Đại học Pennsylvania với 29 giải.
Bên cạnh danh tiếng về đẳng cấp giáo dục thì mạng lưới cựu sinh viên thành công cũng là niềm tự hào lớn của các trường thuộc Ivy League. Hầu hết các học viên sau khi ra trường đều có xu hướng trở thành lãnh đạo và nhà quản lý hàng đầu trong lĩnh vực chính trị lẫn kinh tế. Vì vậy, sinh viên trường của trường có điều kiện kết nối thuận lợi với các bạn học ưu tú cho đến những bậc tiền bối thành công. Đây là điều hoàn toàn có lợi cho sự nghiệp của họ sau này.
Ngoài ra, học viên tốt nghiệp tại các trường thuộc Ivy League sẽ được ưu ái khi tham gia phỏng vấn tại những tập đoàn lớn. Và mức lương mà những nhà tuyển dụng này dành cho họ cũng cao hơn so với ứng viên tốt nghiệp từ các trường khác. Tuy nhiên, họ phải vô cùng nỗ lực trong học tập và chịu đầu tư một mức học phí cao nếu muốn gia nhập vào thế giới ưu tú này!
0 nhận xét: